Bột trà xanh hưng phước
Máy làm kem ý
MỨT OSTERBERG
Máy làm kem ý
Tea Cozy
nguyên liệu quầy bar
Que xiên
Máy xay sinh tố Blendtec - USA
Que xiên hưng Phước
Máy làm kem Ý
Nguyên liệu quầy bar
HIẾT BỊ INOX - LOCAL MADE
Ga Mosa
MUỖNG MÚC KEM ZEROLL - USA
nguyên liệu quầy bar

Bột trà xanh ITO EN - Japan

   
Sản Phẩm: Bột trà xanh ITO EN - Japan
Giá: 1,300,000 VNĐ
Mô tả: Packing: 1kg/bag; 10 bags/carton
   
     

Chi Tiết Sản Phẩm

Thông Số Kỹ Thuật:

Tea Powder
Packing Size: 1 kg /bag; 10 bag/carton

Mạt trà (tiếng Nhật: matcha, hay 抹茶) là bột trà xanh nguyên chất của Nhật Bản. Mạt trà là loại trà chính dùng trong nghi lễ trà đạo Nhật từ pha chế đến thưởng thức. Ngày nay, mạt trà cũng được dùng làm hương liệu hay chất tạo màu cho thực phẩm, ví dụ như bánh gạo Mochi hay mì soba, kem trà xanh, hay một loạt các loại bánh ngọt Nhật mang tên gọi wagashi (nghĩa là: “Hoa quả tử”). Mạt trà là loại bột tinh khiết hơn nhiều so với bột trà xanh thông thường.

Các hỗn hợp của mạt trà đều được đặt những tên gọi rất văn vẻ (chamei– trà danh) dù cho chúng được sản xuất từ các nông trường, hay bán ở các của hàng; các tên gọi này được đặt ra bởi những người sáng tạo ra các hỗn hợp này hay các đại sư của các trường phái trà đạo. Khi những hỗn hợp này được đặt tên bởi các đại sư của các phái, chúng trở thành konomi– hỗn hợp được ưa thích của các đại sư.

LỊCH SỬ

Vào thời nhà Đường ở Trung Hoa (618–907), lá trà được nấu và đóng thành bánh trà để bảo quản và trao đổi thương mại. Trà được nấu bằng cách rang rồi nghiền thành bột, sau đó được sắc uống trong nước nóng có bỏ thêm chút muối. Đến đời nhà Tống (960–1279), phương pháp nghiền trà thành bột từ việc hấp nóng lá trà khô được sử dụng; và cách pha trà bằng cách hòa tan bột trà trong nước đựng trong một cái tách trở nên thông dụng. Quá trình chế biến và tiêu dùng bột trà được khởi đầu từ những nghi thức của các thiền sư Phật Giáo. Các ghi chép sớm nhất của các tu viện hiện còn giữ được có tên là “Thiện Uyển Thanh Quy” (Chanyuan qinggui– 禪苑清規 nói về các quy tắc giữ thanh sạch tâm hồn dành cho các Thiền viện, năm 1103), đã miêu tả chi tiết các nghi thức cần thực hiện trong một tiệc trà đạo.

Phái Thiền Phật Giáo, cùng với nó là phương pháp chế biến bột trà đã được mang đến Nhật Bản vào năm 1191 bởi sư thầy Eisai. Bột trà dần bị quên lãng tại Trung Hoa, như ở Nhật Bản, nó tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong các Thiền viện, và được tôn kính bởi nhiều người khác thuộc tầng lớp quan lại bên trên của xã hội trong suốt thế kỷ 14 đến 16. Cùng với sự phát triển này, ông chủ của các nương trà ở Uji cũng đã sở hữu những kỹ thuật bậc thầy để tạo ra thứ trà hảo hạng từ mạt trà.

NGUYÊN LIỆU QUẦY BAR , CÔNG TY HƯNG PHƯỚC